Thời kỳ nhạy cảm về trật tự của trẻ. (phần 2)

THỜI KỲ NHẠY CẢM VỀ TRẬT TỰ (3): ĐỂ Ý ĐẾN “SỞ HỮU” TRẢI QUA “ĐỘC CHIẾM”, HIỂU VỀ “CHIA SẺ”

Trẻ không nhường đồ chơi cho bạn bởi đã hiểu được đó là “đồ của mình”.

  • Việc không nhường đồ chơi là điều đương nhiên.
  • Vì chơi một mình khá vui nên trẻ hoàn toàn không thể nhìn thấy mọi thứ xung quanh
  • Trải nghiệm về sự độc chiếm cũng là một phần trong sự trưởng thành

TRÁI ĐẤT QUAY XUNG QUANH BẢN THÂN MÌNH

Trong các buổi trao đổi ý kiến với những người chăm sóc trẻ, câu chuyện về những cuộc tranh giành thường được nói đến là chuyện không nhường đồ chơi cho bạn. Cũng có những người lo lắng về việc tại sao con mình lại tham lam như thế.

Bởi vì khái niệm gọi là “sở hữu” đang được hình thành trong trẻ. Ở thời kỳ này, trẻ đang nghĩ mình là trung tâm và trái đất đang quay quanh mình. Vì thế, trẻ sẽ cho rằng những thứ có ở bên cạnh là của mình. Đặc biệt những đứa trẻ ở độ tuổi 1,2 sẽ vô cùng vui sướng khi số lượng việc mình có thể làm được ngày càng nhiều. Trẻ dồn hết sức mình với sự tận hưởng việc chơi một mình. Trẻ không cần nghĩ xem bạn mình đang làm việc gì hay muốn làm gì.

ĐỂ CHO TRẺ QUYẾT ĐỊNH

Người lớn thường ngay lập tức nói là “cho bạn mượn đi” , nhưng đối với trẻ em thì không hiểu được lý do đó. Những lúc như vậy thì có cách là cho trẻ quyền quyết định.

“Con muốn chơi cái này nhỉ. Nhưng bạn A cũng muốn chơi nên con có thể cho bạn ấy mượn cái gì đó được không?”

Bằng việc để cho trẻ chọn đồ chơi mà mình muốn cho mượn có thể thỏa mãn mong muốn sở hữu của trẻ. Ngoài ra, việc nói để trẻ cho mượn một phần đồ chơi cũng là một phương pháp hay.

Việc phân chia ra như là “con có 3 món đồ chơi nên cho bạn mượn 1 món nhé” cũng khá hay. Hay việc phân chia ra như là “sau khi đếm đến 10 hoặc khi kim đồng hồ đến số 5 thì hãy cho bạn mượn nhé” thì việc trẻ sẵn lòng cho mượn là do chúng ta đã chấp nhận cảm xúc muốn dùng của trẻ kiểu như “bây giờ dùng cũng được nhưng sau đó con hãy cho bạn mượn nhé”. Như chơi xích đu thì “sau khi đu 10 lần thì sẽ đổi lượt” cũng là một câu nói điển hình.

KINH NGHIỆM VỀ SỰ ĐỘC CHIẾM SẼ TỒN TẠI SAU ĐÓ

Nếu như vậy mà cũng không được thì nói với trẻ kia rằng “bạn ấy còn đang dùng” cũng được. Bởi vì thông qua trải nghiệm về việc để ý đến “sở hữu” thì lần đầu tiên trẻ sẽ hiểu được sự khác nhau giữa “đồ của mình” và “đồ của người khác”. Trải nghiệm về độc chiếm sẽ liên quan đến giao tiếp về sau.

Đây là câu chuyện của một mẹ chia sẻ.

“Con trai tôi không cho bạn mượn đồ chơi, nên tôi rất lo lắng về điều này. Thế nhưng, có một lúc tôi nhận ra rằng ‘ việc tôi nói để con mình cho mượn đồ chơi chỉ là vì muốn được những người xung quanh cho rằng tôi là một bà mẹ tốt’. Vì thế, trước tiên tôi đã ưu tiên cảm xúc của con trai mình. Dường như bé đã hiểu rằng mẹ đã đặt cảm xúc của mình lên hàng đầu, nên sau đó hành động của bé trở nên ổn định hơn.”

Dù con mình không cho bạn mượn đồ chơi thì bố mẹ cũng không phải lo lắng quá mức cần thiết. Những bà mẹ xung quanh nếu có con như vậy cũng sẽ đón nhận một cách dễ dàng rằng “đứa trẻ đó bây giờ đang ở trong thời kỳ để ý đến đồ của mình”.

Với việc đó, trẻ con không chỉ có thể biết được khái niệm sở hữu là thứ của riêng mình, mà còn hơn thế, chắc chắn chúng có thể chơi những món đồ chơi mình thích một cách thoải mái.

Để nuôi dạy trẻ lớn lên:

  • Không dán nhãn “tham lam”
  • Trẻ không cho mượn đồ chơi là điều hiển nhiên
  • Chăm sóc trẻ chu đáo trong thời kỳ trẻ là trung tâm và trái đất quay quanh trẻ

THỜI KỲ NHẠY CẢM VỀ TRẬT TỰ (4) : ĐỂ Ý ĐẾN “ĐỊA ĐIỂM” – HỌC ĐƯỢC KHẢ NĂNG PHÁN ĐOÁN LOGIC VÀ PHÂN BIỆT TỐT XẤU

Trẻ tức giận với người khách ngồi vào ghế là vì để ý đến “địa điểm”

  • Nếu ở cùng một chỗ mà không phải cùng một người hay cùng một vật thì tâm trạng của trẻ sẽ không tốt.
  • Trẻ nhớ theo bộ gồm ghế và người ngồi.
  • Nếu người khác ngồi vào thì trẻ sẽ rối loạn.

TÂM TRẠNG SẼ KHÔNG TỐT NẾU Ở CHỖ GIỐNG NHAU KHÔNG CÓ NGƯỜI GIỐNG NHAU.

Dạo nọ, có một câu hỏi là “tại sao trẻ con lại không thể nhường chỗ”. Người mẹ đó có một câu chuyện như thế này.

“Khi có khách đến thì tôi đã mời khách ngồi vào chiếc ghế mà tôi vẫn hay ngồi. Thế rồi con gái tôi tức giận đến đỏ mặt và nói rằng “đấy là chỗ của mẹ nên hãy đi ra đi”. Điều đó làm cho người khách lúng túng và tôi cũng thực sự không biết phải xử lý thế nào”

Nếu như tại bàn ăn, chỗ của bố, của mẹ, của bản thân đã được quyết định thì khi có khách đến nhà sẽ nảy sinh vấn đề. Trẻ sẽ nổi giận với việc người khách ngồi vào chỗ của ai đó. Lúc đó, trẻ đang bước vào thời kỳ mà hệ thần kinh về sự nhảy cảm với địa điểm đang được mài giũa.

Chắc chắn trẻ sẽ không vui nếu như ở cùng một địa điểm mà không có người và đồ vật giống nhau kiểu như là: chỗ này là của người này, ở chỗ này là để thứ đồ chơi này. Nếu là ghế thì bởi vì trẻ đang nhận thức rằng ghế đó và người ngồi ở đó là một bộ đi liền với nhau nên nếu có ai đó ngồi vào thì trẻ sẽ rất lo lắng.

TRƯỚC HẾT HÃY TỪ CHỐI LÀ ĐƯỢC.

Nếu hiểu được những sự để ý của trẻ con thì sẽ tìm ra cách giải quyết. Trước hết ba mẹ chỉ cần từ chối là được. Trước khi khách ngồi xuống có thể nói trước với trẻ là “đây là chỗ của mẹ nhưng mình sẽ mời khách ngồi nhé” thì trẻ sẽ chấp nhận.

Ở trường mẫu giáo trong ngăn tủ để giày của mình mà nếu giày của bạn bên cạnh chỉ lấn sang một chút thôi trẻ cũng sẽ nhanh chóng gạt ra. Trẻ không muốn người khác xâm phạm vào địa điểm của mình.

Đây là thời kỳ trẻ em hiểu được thế giới này đang được hình thành như thế nào. Việc mà trẻ để ý đến chỗ của mình là ở đâu, chỗ người khác ở đâu là bởi vì trẻ muốn hiểu về logic (vì như thế này nên sẽ trở thành như thế kia) và khả năng phán đoán về tốt xấu (cái này có tốt không). Việc để ý đến địa điểm như thế này sẽ hình thành cho trẻ tính logic, trẻ có khả năng hình thành được con đường mình đi và nuôi dưỡng năng lực phán đoán được tốt xấu.

KHÔNG QUY KẾT TRẺ LÀ NGANG BƯỚNG.

Bởi vì giai đoạn để ý đến địa điểm trùng với thời kỳ phản kháng nên trẻ thường bị gắn kết cùng với những từ như là “ngang bướng” , “tự ý mình”. Tuy nhiên, không phải là như vậy. Trẻ đang ở trong thời kỳ đề cao tính trật tự nghĩa là cùng một việc thì phải ở trong cùng một chỗ.

Vì thế, nếu quan sát kỹ những đứa trẻ trong cùng thời kỳ này sẽ có thể thấy được những hành động như: nhất định sẽ để lại bàn chải đánh răng vào những chỗ như mọi lần hay trẻ kiểm tra xem đồ chơi có ở những chỗ giống như mọi khi không. Mặc dù hiểu rằng có thời kỳ trẻ sẽ yên tâm nếu những thứ giống nhau ở chỗ giống nhau, tuy nhiên chắc hẳn cách nhìn của trẻ sẽ có thay đổi.

Để nuôi dạy trẻ lớn lên:

  • Để mắt tới việc để ý địa điểm của trẻ.
  • Trường hợp có cái gì đó thay đổi thì trước hết hãy từ chối trước.

Trích nguồn: Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0 – 3 tuổi – Kannari Miki.

Trả lời

Chat qua Zalo
Chat ngay để nhận tư vấn
Gọi ngay
Để lại lời nhắn