Thời kỳ nhạy cảm của bé và những điều thú vị mà cha mẹ nên biết
Đằng sau những hành động của trẻ mà cha mẹ không thể hiểu được đó đều có lý do riêng của trẻ và đối với bà Maria Montessori, bà phát hiện ra trẻ sống trong một thế giới hoàn toàn khác với người lớn. Bà cho rằng đằng sau những hành động “không hiểu lý do”, thông thường đều ẩn chứa mấu chốt giúp trẻ trưởng thành mạnh mẽ.
Ví dụ, như khi ba mẹ thấy trẻ đi bộ vào phần mép cao hơn một chút trên đường. Khi trẻ làm như vậy thì mãi chẳng thể về đến nhà, và vì nguy hiểm nên ba mẹ sẽ có xu hướng nói là “bước xuống đi”. Thế nhưng, bằng việc đi bộ trên mép như thế này, có vẻ như trẻ đang luyện tập cảm giác cân bằng. Trường hợp này, ba mẹ hãy nghĩ là đi bộ trên phần mép là hành động tích cực để nâng cao năng lực vận động. Nếu hiểu như vậy, thì trong phạm vi không có nguy hiểm, cứ để cho trẻ làm dường như sẽ tốt hơn là cấm đoán trẻ.
Thời kỳ nhạy cảm này có thể kéo dài, trải qua suốt giai đoạn thơ ấu. Tuy nhiên, trong video này sẽ tập trung tới thời kỳ nhạy cảm ở độ tuổi 0-3 tuổi. Vì đây là khoảng thời gian đan xen giữa “ thời kỳ nhạy cảm” và “ thời kỳ phản kháng”.Nếu biết thời kỳ nhạy cảm, thì ba mẹ sẽ có thể hiểu được “ tại sao trẻ lại đang làm điều đó”, “ tại sao trẻ lại khóc”,” khó chịu về cái gì”. Sau đó, bằng việc để cho trẻ làm theo ý mình, không chỉ khiến trẻ ngừng khóc mà còn có thể nâng cao năng lực trong tương lai của trẻ.
Khi trẻ 2 tuổi có thể thấy được trẻ rất chú ý đến thói quen và nhận biết được cái gọi là trật tự. Giống như việc nhớ “bài mẫu” sau đó bắt đầu ứng dụng y như thế. Trẻ em ở tầm tuổi này đang tiếp thu rất tích cực các bài mẫu trong thời kỳ nhạy cảm nên có thể nói rằng “thời kỳ nhạy cảm là bản năng” và trẻ được lập trình kiểu như vậy. Nếu ba mẹ thấy Trẻ hoàn toàn không khẩn trương, không nghe những gì mẹ nói, để ý đến những việc chẳng hiểu được lý do, lặp đi lặp lại những việc giống nhau một cách bướng bỉnh… bắt chước những hành động của người lớn thì có thể trẻ đang tiếp thu rất tích cực các bài mẫu trong thời kỳ nhạy cảm.
Nhưng đối với người lớn có thể “thời kỳ nhạy cảm” chỉ là” thời kỳ phản kháng”. Ba mẹ sẽ đánh giá việc trẻ không nghe lời là hư và thường la mắng ngăn cản.Khi trẻ đang rất tích cực xây dựng nền tảng liên quan đến tài năng tương lai, mối quan hệ con người, tính xã hội, việc la mắng, bắt từ bỏ, bắt dừng lại cũng chính là việc gây trở ngại cho sự trưởng thành của trẻ.
Ví dụ trẻ sẽ để ý đến thói quen qua việc hằng ngày như việc thay quần áo lúc nào cũng sau khi xem tivi hoặc để ý đến trình tự bình thường mẹ sẽ mặc áo trước khi mặc quần hoặc (để ý đến việc sở hữu) đồ cá nhân như áo của anh và áo của em. Nếu như ba mẹ đảo lộn trình tự trẻ sẽ có những hành động “phản kháng”. Và gây ra sự khó chịu, bực tức cho cả ba mẹ và trẻ.Thay vào đó ba mẹ sẽ hiểu về thời kỳ này thì có thể giải thích trước với trẻ như thế này:
“ Hôm nay đi du lịch nên mình sẽ thay quần áo trước khi xem tivi. cái nào này bây giờ hơi chật đối với anh, vì thế từ giờ sẽ là áo của con . Thế thì áo với quần, mình sẽ mặc cái nào trước?”
Có nhiều bậc cha mẹ vì không biết về thời kỳ nhạy cảm mà đã phá vỡ giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Đó quả là một điều đáng tiếc. Tại sao lại như vậy, bởi vì trẻ từ khi sinh ra đã được trang bị năng lực tự mình phát triển. Việc phát huy hay phá hủy năng lực đó là phụ thuộc ở cha mẹ . Những đứa trẻ luôn phải chịu sự tức giận và cấm đoán của cha mẹ hay ngay cả những đứa trẻ được nuông chiều cũng sẽ trở thành những đứa trẻ không có năng lực là bởi cha mẹ can thiệp quá sâu và ngắt đi mầm phát triển của đứa trẻ đó.