Tầm quan trọng của phát triển trẻ thơ toàn diện

PTTTTD có chất lượng cũng là một vấn đề cần được quan tâm bởi vì nguồn lực dành cho việc xây dựng các tiêu chuẩn, hệ thống và năng lực của những người công tác trong lĩnh vực này ở các cấp địa phương, trung ương và khu vực còn hạn chế. Các chính sách và việc lập chương trình PTTTTD cũng bị ảnh hưởng bởi số liệu, thông tin toàn diện về trẻ em còn yếu và các cơ quan giám sát, thực thi thiếu khả năng tổng hợp các thông tin toàn diện cũng như phân tổ về trẻ em.

Thông điệp chủ chốt của Hội nghị và khuyến nghị đối với các nước:

  1. Phát triển trẻ thơ toàn diện cho trẻ từ 0 – 8 tuổi là một đầu tư quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực cho các nước trên thế giới. Việc nâng cao tay nghề cho người lao động khi đã trưởng thành hay trong quá trình nâng cao tay nghề cho người lao động sau học nghề phụ thuộc rất nhiều vào quá trình đầu tư trong những năm đầu đời của trẻ.
  2. Chương trình phát triển trẻ thơ cần có những chính sách thiết thực và phù hợp với điều kiện, bối cảnh từng quốc gia.
  3. Chương trình sẽ chỉ đạt kết quả khi có sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan ở cấp trung ương và địa phương. Cơ chế phối hợp này sẽ tăng cường sự liên kết giữa các Bộ, ngành và hỗ trợ cho chương trình quốc gia về phát triển trẻ thơ. 
  4. Việc triển khai PTTTTD được triển khai ở một số nước cho thấy kết quả rất tốt và được khuyến nghị để các nước áp dụng. Chương trình PTTTTD tạo điều kiện cho các can thiệp và các dịch vụ cơ bản được lồng ghép với nhau một cách hài hòa vì sự phát triển tối đa cho trẻ ở giai đoạn đầu đời và tiết kiệm chi phí, nguồn lực.
  5. Việc có sẵn dữ liệu, thông tin cũng như hệ thống giám sát lồng ghép, tích hợp tốt sẽ là điểm mấu chốt cho việc đưa ra các quyết định quản lý chương trình PTTTTD một cách hiệu quả.
  6. Trong các can thiệp và cơ sở để thực hiện các biện pháp can thiệp này, bằng chứng cả về lý thuyết khoa học cũng như thực tiễn cho thấy rằng các hoạt động phát triển trẻ thơ bắt đầu từ giai đoạn đầu đời của trẻ từ 0-3 tuổi (hay thường gọi là 1,000 ngày đầu đời) đến giai đoạn tiền phát triển (từ trẻ em gái thành thiếu nữ) là những giai đoạn quan trọng nhất của việc đầu tư. Hơn nữa, cũng cần có các can thiệp cho các bà mẹ trong thời kỳ mang thai để đảm bảo trẻ sinh ra được khoẻ mạnh.
  7. Trẻ khuyết tật là đối tượng cần được chú trọng trong chương trình PTTTTD và các nước được khuyến khích thành lập các chương trình quốc gia nhằm nâng cao khả năng phát triển tối đa của trẻ khuyết tật trong một môi trường thuận lợi, hòa nhập và phù hợp với sự phát triển của các em.
  8. Bạo lực trẻ em sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển nhân cách trẻ.  Nhiều hành vi sai trái ở tuổi trưởng thành có thể là hậu quả của bạo lực mà đứa trẻ phải trải qua hoặc đã chứng kiến trong thời thơ ấu. Do đó chương trình bảo vệ trẻ em của chính phủ cần nhanh chóng có những cơ chế phát hiện và xử phạt đối với hành động bạo lực của người chăm sóc đối với trẻ và đây là một sáng kiến chiến lược quan trọng.

Kế hoạch Hành động và định hướng sau Hội nghị:

  • Theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐTBXH sẽ đẩy nhanh việc phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Bộ GD&ĐT, Y tế, Kế hoạch & Đầu tư, cùng với sự hỗ trợ của UNICEF Việt Nam để xây dựng Đề án quốc gia về PTTTTD tại gia đình và cộng đồng cho giai đoạn 2018 – 2025 tập trung vào cơ chế phối hợp đa ngành; chia sẻ thông tin giữa các bộ ngành, giữa Chính phủ và các tổ chức Liên hợp quốc, tổ chức phi chính phủ quốc tế; xác định các gói PTTT lồng ghép như PTTTTD về giáo dục cha mẹ, truyền thông…, xây dựng khung Giám sát và Đánh giá, khảo sát cơ sở, lập bản đồ các can thiệp và các chỉ số tích hợp để đo lường tác động của chương trình PTTTTD, xây dựng kết quả đầu ra và kết quả mức độ tác động.
  • UNICEF Việt Nam tham vấn với các bộ ngành và các đối tác địa phương trong tháng 3-4/2017 để hoàn thiện Đề cương chi tiết dự án Chương trình Phát triển trẻ thơ toàn diện với các tỉnh Điện Biên, Gia Lai và Kon Tum.
  • UNICEF Việt Nam hỗ trợ các chuyên gia quốc tế cho Chính phủ xây dựng Đề án và các chính sách quốc gia liên quan đến PTTTTD; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động về PTTTTD với các cán bộ Chính phủ cấp cao.
  • UNICEF Việt Nam đóng vai trò là cầu nối tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo tư vấn giữa Chính phủ với các tổ chức Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong các hoạt động liên quan đến việc xây dựng Đề án, chính sách quốc gia về Phát triển trẻ thơ toàn diện.

Lê Anh Lan, Chương trình Giáo dục, Unicef Việt Nam

Trả lời

Chat qua Zalo
Chat ngay để nhận tư vấn
Gọi ngay
Để lại lời nhắn