Đôi nét về độ tuổi nhạy cảm của con

Ba mẹ đang có con trong độ tuổi từ 0 đến 3 tuổi?

Ba mẹ đang cảm thấy bế tắc khi trẻ bỗng dưng không nghe lời, thích làm theo ý muốn của bản thân, hay khó chịu hoặc cáu kỉnh mè nheo, thường xuyên nói không với người lớn?

Nếu ba mẹ đang ở trong tình trạng trên thì trong video này, mầm non Kyoto sẽ giúp ba mẹ hiểu được nguyên do và để ba mẹ có cái nhìn khác hơn về những hành động “kỳ lạ” này của trẻ nhé.

Trước khi trở thành người lớn ai cũng đã từng là trẻ con, và nếu có thể quay về lúc nhỏ, có lẽ người lớn sẽ thấy được chính mình lại là những đứa trẻ hay nằng nặc đòi hỏi, cáu kỉnh hoặc ”nhất định không muốn ra khỏi nhà”, hay khóc lóc khi “không muốn nhường cho bạn đồ chơi”. Do đó, nếu trước mặt bạn là 1 đứa trẻ đang đòi hỏi một cách cáu kỉnh, hay liên tục khó chịu thì đôi khi chính người lớn có thể cũng từng là những đứa trẻ như thế. Và với suy nghĩ của người lớn như bây giờ, ba mẹ cũng sẽ cảm thấy khó hiểu với chính mình. “Tại sao lúc đó mình lại làm những hành động như vậy?”.
Trên thực tế, sự không vừa ý, khó chịu hay hành động khó hiểu của trẻ đều có ý nghĩa nhất định, và đó là việc hoàn toàn bình thường. Bất kỳ trẻ nào cũng sẽ trải qua những việc như thế, và để có thể giải thích cho những hành động này là một lý do duy nhất, chính là “thời kỳ nhạy cảm”. Để nhận biết được thời kỳ này, trước hết cha mẹ phải quan sát trẻ thật kỹ. Cho dù trẻ có nghịch ngợm thì hãy kìm nén tâm trạng đừng vội nói với trẻ là “không được”, mà trước hết hãy quan sát chúng. Việc sử dụng lời nói có tính phủ định, thì chẳng mang đến điều gì khác ngoài sự căng thẳng. Người lớn luôn luôn nổi giận với trẻ nhỏ để có thể ép chúng làm theo những việc mình nghĩ là đúng, và những đứa trẻ để không bị nói là “hư”, lúc nào cũng phải tỏ ra là đứa trẻ ngoan. Đó hoàn toàn không phải là điều hay. Nếu hiểu được quá trình theo chuỗi. “quan sát trẻ, phát hiện, theo sát” thì có thể làm giảm những khó chịu của việc nuôi dạy trẻ, từ đó chính việc nuôi dạy trẻ cũng trở nên thú vị hơn. Ba mẹ sẽ nhận ra được một số hành động đặc trưng của trẻ và chợt nhận ra, “Ủa, liệu đây có phải là thời kỳ nhạy cảm của trẻ không?”. Khi đó, về sau chúng ta chỉ cần chuẩn bị môi trường phù hợp với thời kỳ nhạy cảm và theo sát hành động của trẻ là được.

Vậy cụ thể hơn thời kỳ nhạy cảm là như thế nào, và ba mẹ có thể làm những gì, để việc nuôi dạy con trẻ sẽ trở nên vui vẻ hơn bao giờ hết? Mầm non Kyoto sẽ là một series các video về chủ đề này để giúp ba mẹ hiểu hơn về tâm lý của trẻ, cũng như ba mẹ sẽ có phương pháp phù hợp, để cùng trẻ vui vẻ vượt qua “thời kỳ nhạy cảm” này nhẹ nhàng nhất.

Trả lời

Chat qua Zalo
Chat ngay để nhận tư vấn
Gọi ngay
Để lại lời nhắn