Phương pháp giáo dục Montessori định nghĩa về thời kỳ nhạy cảm

Thời kỳ nhạy cảm của trẻ là gì? Ba mẹ hãy cùng mầm non Kyoto tìm hiểu xem phương pháp giáo dục Montessori đã giải thích như thế nào về thời kỳ này nhé.

Từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi, trẻ sẽ tỏ ra quan tâm mạnh mẽ đến một sự việc nào đó. Chúng ta gọi đó là “thời kỳ phản kháng”. Giống như trong tiếng anh có cụm từ “the terrible twos” (Khủng hoảng tuổi lên 2), điều đó cho thấy dù là ở các quốc gia khác nhau nhưng khó khăn trong việc cư xử với trẻ em trong giai đoạn này là giống nhau.

Vậy cái mà gọi là “phản kháng” của trẻ đến từ đâu ?

Trong giai đoạn trưởng thành của trẻ có thời kỳ gọi là thời kỳ nhạy cảm. Trẻ em trong thời kỳ này phải đi theo “trật tự”, “quy luật” có ở bên trong mình, có những hành động theo bản năng mà trẻ khó có thể làm ngược lại được. Vì thế, nếu cha mẹ định làm những việc tách khỏi trật tự và quy luật mà trẻ có, thì trẻ sẽ khóc và phản kháng. Có lẽ các bà mẹ sẽ nghĩ là “ sự phản kháng lại bắt đầu rồi” nhưng thay vì nghĩ trẻ đang ghét việc mà cha mẹ muốn trẻ làm,thì chúng ta chỉ cần suy nghĩ là trẻ đang muốn đi theo trật tự có sẵn bên trong chúng.

 

Phương pháp giáo dục Montessori đã lấy ví dụ về sâu bướm để giải thích cho thời kỳ nhạy cảm. Để bảo vệ trứng khỏi mưa gió, cha mẹ của loài sâu bướm đã đẻ trứng ở phần nhánh cây. Ấu trùng của sâu bướm tách ra khỏi trứng, chúng không thể ăn được lá cây ở xung quanh vì cứng quá. Khi đó, ấu trùng sẽ có phản ứng mạnh mẽ với ánh sáng. Vì thế , với nhu cầu cần nhiều ánh sáng, chúng cứ thế leo lên phần ngọn cây.

Ở trên ngọn cây, có rất nhiều chồi non mà ấu trùng có thể ăn được. Khi chúng ăn những mầm non ở đó và lớn lên, phản ứng mạnh mẽ với ánh sáng sẽ mất đi, sâu bướm sẽ lại di chuyển xuống dưới cây. Và cũng bởi vì lúc đó chúng đã có thể ăn được lá cây cứng ở phần dưới của cây. 

Như vậy ta có thể thấy đặc trưng của thời kỳ này là:

  • Để cho mục đích nào đó ( để ăn mầm non )
  • Chỉ có ở một thời điểm nào đó ( lúc là ấu trùng )
  • Đối với cái gì đó ( đối với ánh sáng )
  • Phản ứng rất mạnh mẽ ( trở nên nhạy cảm )

Và đó  gọi là “thời kỳ nhạy cảm”.

Để ăn được lá non và mềm thì ấu trùng của sâu bướm có thời kỳ nhạy cảm đối với ánh sáng. Trường hợp của đối với trẻ em, tồn tại thời kỳ nhạy cảm là để chúng  “đạt được năng lực nào đó”.

Ví dụ, việc để ý đến “thứ tự” sẽ khai phá ra năng lực “đặt ra mục tiêu”, sắp xếp và lên kế hoạch cho mục tiêu đó. Nếu tư duy và kết hợp với ví dụ bên trên, ta có thể thấy giai đoạn này có sự đặc trưng:

  • Để cho mục đích nào đó ( để biết được có sự tồn tại của trật tự tức là trình tự trong các sự việc )
  • Chỉ có vào thời điểm nhất định nào đó ( lúc 2-3 tuổi )
  • Đối với cái gì ( đối với thứ tự )
  • Phản ứng rất mạnh mẽ ( trở nên nhạy cảm )

Việc chú ý đến trình tự như thế này là đặc điểm của thời kỳ nhạy cảm trong lúc trẻ đang học về trật tự. “thời kỳ nhạy cảm về trật tự” này được chia thành 4 phần gồm : thứ tự, thói quen, sở hữu và địa điểm.

 

Có thể nói chung về thời kỳ nhạy cảm là “việc tiếp nhận trong thời kỳ này là dễ nhưng về sau sẽ rất khó khăn”. Như tôi đã nêu ở chương 1, trẻ em trong thời kỳ này đang tiếp nhận “kiểu mẫu” theo năng lực. Ví dụ đã đưa ra về “việc biết đến sự tồn tại của trật tự tức là thứ tự trong sự việc”, nếu cha mẹ để cho trẻ tiếp thu về điều này ở giai đoạn muộn thì sẽ vô cùng khó khăn. Thế nhưng, nếu cha mẹ biết được về “thời kỳ nhạy cảm về trật tự”, và nhận biết được sự tập trung liên quan tới thứ tự của trẻ, thì trẻ sẽ có thể thu nhận được năng lực đó một cách tự nhiên.

 

Trả lời

Chat qua Zalo
Chat ngay để nhận tư vấn
Gọi ngay
Để lại lời nhắn