Ba mẹ hãy cùng mầm non Kyoto tìm hiểu về cách nêm gia vị ăn dặm cho trẻ phù hợp theo từng độ tuổi nhé.
Thời kỳ ăn dặm là thời kỳ chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ có thức ăn đặc như bột, cháo, cơm, rau củ… Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn dặm thường là khi tròn 6 tháng tuổi. Trong độ tuổi này bé sẽ có đủ khả năng về hoạt động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc. Đây cũng là thời kỳ đau đầu của các ba mẹ có con nhỏ khi phải đảm bảo cung cấp cho trẻ được các bữa ăn dinh dưỡng, đầy đủ chất mà vẫn làm cho trẻ ăn ngon, thích thú và chủ động khi đến giờ ăn. Trong đó, việc nêm nếm thức ăn sao cho vẫn giữ nguyên được hương vị tươi ngon của thực phẩm, vừa kích thích vị giác giúp con ngon miệng hơn mà cũng vừa đảm bảo tốt cho sức khỏe của con cũng là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều phụ huynh.
Dưới đây là những gợi ý về việc nêm nếm thức ăn phù hợp cho từng độ tuổi mà mầm non Kyoto khuyến khích ba mẹ tham khảo để có thể giúp trẻ vừa ăn ngon, phát triển toàn diện mà vẫn tốt cho sức khỏe của các con nhé.
1. Nêm gia vị cho bé từ 6 tháng đến 8 tháng.
Khi trẻ trong giai đoạn 6 tháng tuổi tốt nhất là ba mẹ không nêm gia vị vào đồ ăn của trẻ để trẻ có thể nếm được vị tươi nguyên bản từ các loại thực phẩm. Trong thịt cá và rau củ quả luôn chứa một số lượng muối hoặc lượng đường tự nhiên phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ và nhu cầu cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ba mẹ cũng lưu ý trong độ tuổi này lượng đạm cho trẻ 1 ngày không nên vượt quá 10g .Ba mẹ cũng có thể thêm từ 1-2 muỗng dầu oliu, dầu gấc vào bột ăn dặm hoặc cháo cho trẻ, sử dụng tối đa 4 bữa/ tuần để có thể bổ sung chất béo tốt tự nhiên cho sự phát triển trí não của trẻ.
Bé từ độ tuổi 6 – 12 tháng cần tránh các loại gia vị cay hoặc nồng như tiêu, bột cà ri, giấm ăn, rượu nấu ăn,hành, tỏi…thường không tốt cho hệ tiêu hóa cũng như là hệ bài tiết của trẻ.
2. Nêm gia vị cho bé từ 8 tháng đến 12 tháng.
Từ 8 – 12 tháng tuổi, bé đã có thể làm quen với một chút gia vị mới, ba mẹ có thể thay dầu oliu, dầu gấc bằng dầu óc chó và dầu đậu nành cho bé sử dụng. Ngoài ra ba mẹ cũng có thể bắt đầu cho trẻ làm quen với muối. Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn mà lượng muối cung cấp là khác nhau. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt ngày 16/6/2016, theo đó, nhu cầu về Natri/muối cho trẻ nhỏ được khuyến nghị như sau:
Nhóm tuổi | Natri (mg/ngày) | Muối (g/ngày) |
0 – 5 tháng | 100 | 0,3 |
6 – 11 tháng | 600 | 1,5 |
1 – 2 tuổi | < 900 | 2.3 |
Gia vị ăn dặm dành riêng cho bé dưới 12 tháng tuổi tại Kyoto Montessori Kindergarten.
Ngoài ra hiện nay trên thị trường đã có thêm nhiều loại gia vị phù hợp cho bé dưới 12 tháng tuổi được làm từ nguyên liệu tươi phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn nên hạn chế tối đa hết mức có thể nhé. Việc hạn chế tối đa gia vị cho trẻ sẽ giúp bữa ăn của trẻ lành mạnh hơn, ba mẹ đừng lo là khi nhạt quá trẻ sẽ không chịu ăn, trong giai đoạn dưới 12 tháng, vị giác của trẻ sẽ rất nhạy cảm, con có thể nếm được vị tươi ngon của các loại thực phẩm mà không cần dùng đến nhiều gia vị.Thay vào đó, ba mẹ có thể tìm hiểu thêm về sự kết hợp đa dạng giữa các loại thực phẩm để giúp kích thích vị giác cho con ăn ngon miệng hơn nhé.
3. Nêm gia vị cho bé từ 1 tuổi đến 2 tuổi.
Trong giai đoạn trẻ từ 1 tuổi đến 2 tuổi, bé đã có thể tiếp xúc với nhiều loại gia vị hơn, vị giác của trẻ sẽ “đòi hỏi” nhiều hơn và không còn hứng thú với thức ăn được nêm nhạt nữa. Ngoài việc thay đổi đa dạng nguyên liệu cho các bữa ăn hàng ngày, ba mẹ có thể bắt đầu nêm nếm đậm đà hơn một chút để giúp trẻ ăn ngon và không bị nhàm chán. Tuy nhiên, việc thêm gia vị vẫn cần được tăng từ từ và tùy theo độ tuổi và nhu cầu của bé, ba mẹ nên tránh việc tăng gia vị đột ngột khiến bé khó chịu cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhé.
Ba mẹ cũng có thể cho một lượng thật ít các loại thực phẩm tăng hương vị cho món ăn như hành, tỏi,…Hạn chế các thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa như các thực phẩm chiên rán bằng dầu động vật hoặc da động vật ,.. hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ.
4. Nêm gia vị cho bé trên 3 tuổi.
Khi trẻ ba tuổi vị giác cũng đã hoàn thiện cơ bản, Một số ba mẹ có thể thay đổi cách chế biến để trẻ thích nghi với khẩu vị của gia đình.Ở độ tuổi trên ba tuổi, ba mẹ có thể cho trẻ sử sử dụng đường tự nhiên, như đường mía, đường lá phong (Maple Syrup),.. tránh các loại đường tinh luyện hoặc các sản phẩm bánh kẹo sữa công nghiệp tuy nhiên vẫn hạn chế tối đa liều lượng dùng cho trẻ tránh để trẻ thừa cân, béo phì, gây ra các bệnh tim mạch hoặc huyết áp.
Bữa ăn dinh dưỡng tại Kyoto Montessori Kindergarten.
Gia vị sẽ giúp món ăn được ngon lành hơn và kích thích vị giác, tạo cảm giác thèm ăn cho bé. Tuy nhiên, ba mẹ cần bổ sung gia vị một cách hợp lý gia vị cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi, 12 tháng tuổi, 1 – 3 tuổi,… để cơ thể bé được hấp thụ tốt nhất mà không bị rối loạn vị giác hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.