Bốn giai đoạn đặc trưng của thời kỳ nhạy cảm.

Ba mẹ đã hiểu được khái niệm về thời kỳ nhạy cảm lên thời kỳ nhạy cảm qua bài viết trước, hôm nay, mầm non Kyoto sẽ giới thiệu về 4 giai đoạn của thời kỳ nhạy cảm và những đặc trưng của trẻ trong từng giai đoạn để giải thích cho sự “ khó chịu đột ngột” của trẻ mà ba mẹ cũng phần nào đã trải qua khi trẻ trong giai đoạn từ 0-3 tuổi nhé.

  1. Thời kỳ nhạy cảm về trật tự.  

1.1   Trẻ để ý đến “ Thứ tự” học được, khả năng sắp xếp và lên kế hoạch.

Việc trẻ không phản ứng với câu nói “nhanh lên” là bởi vì trẻ đang để ý đến trật tự công việc do chính trẻ tạo ra.

Việc trẻ không thể vội vã là bởi vì trẻ chú ý đến “trật tự”.

  • Nếu như bỏ qua trật tự của trẻ, trẻ sẽ trở nên hỗn loạn.
  • Cho dù trẻ có muốn vội cũng không thể vội vì để ý đến “trật tự”.

1.2   Để ý vào “thói quen” trẻ học được khả năng duy trì.

Sự giận dữ với việc đi theo con đường khác là bởi vì làm giống như mọi lần được rồi.

  • Trẻ con ghét việc khác với bình thường.
  • Thời kỳ này trẻ sẽ không hài lòng nếu không làm cùng một việc theo cách giống nhau.

1.3  Để ý đến “sở hữu” trải qua việc “độc chiếm”, hiểu về “chia sẻ”

Trẻ không nhường đồ chơi cho bạn bởi đã hiểu được đó là “đồ của mình”.

  • Việc không nhường đồ chơi là điều đương nhiên.
  • Vì chơi một mình khá vui nên trẻ hoàn toàn không thể nhìn thấy mọi thứ xung quanh.
  • Trải nghiệm về sự độc chiếm cũng là một phần trong sự trưởng thành.

1.4  Để ý đến “ địa điểm”: học được khả năng phán đoán logic và phân biệt tốt xấu.

Trẻ tức giận với người khách ngồi vào ghế là vì để ý đến “địa điểm”.

  • Nếu ở cùng một chỗ mà không phải cùng một người hay cùng một vật thì tâm trạng của trẻ sẽ không tốt.
  • Trẻ nhớ theo bộ gồm ghế và người ngồi.
  • Nếu người khác ngồi vào thì trẻ sẽ rối loạn.

Bốn giai đoạn đặc trưng của thời kỳ nhạy cảm.

2. Thời kỳ nhạy cảm về vận động.

2.1  Để ý đến “vận động” Nuôi dưỡng cảm giác cân bằng, vận động sử dụng cùng lúc đầu và cơ thể.

Việc trẻ bước lên đi ở chỗ cao một chút là vì chúng đang rèn luyện cảm giác cân bằng.

  • Nuôi dưỡng cảm giác cân bằng có liên quan đến sự vận động phức tạp hơn trong tương lai.
  • Đầu và cơ thể kết nối nhờ vận động.
  • Trẻ em được đắm chìm trong niềm vui được vận động cơ thể.

2.2  Để ý đến “vận động liên tục”- kích thích não bộ bằng cử động của đầu ngón tay, tạo ra đôi tay khéo léo.

Việc lấy giấy ăn từ hộp ra là đang luyện tập việc sử dụng 3 ngón tay.

  • Thời kỳ chuyển hướng từ dùng 5 ngón tay sang 3 ngón tay
  • Trẻ con thì cái gì cũng muốn cầm
  • Động tác cầm nắm là đặc quyền của con người

3. Thời kỳ nhạy cảm về hành động mang tính xã hội.

Trẻ để ý đến “sự giúp đỡ”- Nuôi dưỡng niềm vui khi được cống hiến

Việc làm phiền mẹ là bởi vì muốn giúp đỡ

  • Trẻ đang nghĩ là chúng muốn làm gì có ích cho mẹ
  • Thông qua việc giúp đỡ, trẻ muốn được coi là một thành viên trong gia đình
  • Gửi tới trẻ một lời cảm ơn

4. Thời kỳ nhạy cảm về ngôn ngữ.

4.1  Để ý đến “ngôn ngữ” nhận thức từ ngữ, lời nói.

Việc phát ra âm thanh bằng miệng đến mức ồn ào bởi vì trẻ đang luyện tập nói chuyện.

  • Không chặn miệng trẻ bằng ti giả hay đồ ăn vặt.
  • Vận động môi là luyện tập nói chuyện.
  • Không so sánh với trẻ khác mà hãy so sánh với chính trẻ nhưng ở thời gian trước đây.

4.2  Để ý đến “ngôn ngữ liên tục” – Nuôi dưỡng tính hiếu kỳ, nâng cao khả năng nhận thức.

Trẻ hỏi rất nhiều lần câu hỏi “tại sao” vì tính hiếu kỳ đang được hình thành.

  • Trẻ hỏi là minh chứng của tính hiếu kỳ đang được hình thành.
  • Không trả lời được cũng không sao. Để sẵn từ điển bằng hình ảnh trên kệ sách là được.
  • Khuyến khích trẻ “con thử tìm hiểu xem sao”.

 

Trả lời

Chat qua Zalo
Chat ngay để nhận tư vấn
Gọi ngay
Để lại lời nhắn